Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cách Mạng Ô Dù
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Khi Anh quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh đã hứa sẽ dân chủ hóa thuộc địa cũ. Trong niềm tin yêu và phấn khởi từ người anh em, người dân Hồng Kông đã vui mừng với thịt rượu thâu đêm. Thế nhưng niềm vui chưa trọn, 2 hôm sau, chiến xa, đại bác, công an sắc phục đã tràn ngập phố phường như thái độ cảnh báo và lời cảnh cáo.

 


 


 


Trước những bất ngờ ấy, người dân Hồng Kông đã hoảng hốt và tiên đoán một viễn ảnh không mấy tốt lành ở tương lai giống như tình trạng tại Hoa Lục vào năm 1980 khi phong trào quần chúng nỗi lên đã bị dập tắt.

 

Sự biểu dương lực lượng từ người anh em Hoa Lục đã gửi đến một thông điệp với những dự đoán về việc liệu Bắc Kinh sẽ giữ lời hứa của họ hay không? Câu hỏi ấy được trả lời đúng như những dự đoán của những nhà chính trị Hồng Kông trong ngày 31/8 khi Bắc Kinh thanh lọc lý lịch chỉ định 3 ứng viên vào tranh chức lãnh đạo vào năm 2017. Đây là sự lựa chọn bởi đảng quyền chứ hoàn toàn không do phổ thông đầu phiếu.

 

Đi từ cuộc cách mạng Ô dù 2014, chúng ta nhớ lại vào thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một số cải cách về luật bầu cử cho phép từng địa phương được phép đề cử và bầu trực tiếp trong Hội Đồng Nhân Dân. Thành phần sinh viên học sinh và giới trí thức vô cùng phấn khởi với sáng kiến của Đặng Tiểu Bình. Khắp nơi tại các trường đại học sinh viên tổ chức những cuộc hội thảo về chính sách mới. Trong đó kể cả những diễn đàn của đảng như tờ Nhân Dân, Thanh Niên Công Sản đều có những bài bình luận về chính sách mới nầy. Tuy nhiên khác với chính sách đưa ra, khi địa phương đề cử ứng viên thì không được chấp thuận. Bắt đầu vào năm 1986 một cuộc biểu tình lớn đã xảy ra tại trường Đại học Công Nghệ Hợp Phì khi chính quyền từ chối không cho sinh viên ra tranh cử như chính quyền trung ương đã hứa. Tức nước vỡ bờ, khắp nơi từ Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đều nỗi lên ủng hộ sinh viên Hợp Phi.

 

Nhìn lại hành động trên của Bắc Kinh trước kia và nay, họ đã hoàn toàn đi ngược lại tinh thần văn bản đã ký kết với Anh Quốc trước đây, họ đã vượt xuyên qua truyền thống dân chủ mà người dân Hồng Kông thừa hưởng từ người Anh trong suốt thời gian 47 năm (1950-1997). Sự bội ước của Bắc Kinh đã châm ngòi cho tinh thần quật khởi của thanh niên, sinh viên, học sinh và người dân Hồng Kông, kéo theo sự đồng cảm hằng trăm ngàn người Hoa Kiều ở các cộng đồng Hoa Kỳ, Canada cùng khắp nơi trên thế giới.

 

Khó khăn hơn cho Bắc Kinh, mặc dầu cản ngăn và kiểm soát tất cả hệ thống truyền hình, truyền thông không cho rò rỉ thông tin. Tuy nhiên, không ai có thể lấy tay che mặt trời, nghĩa là Bắc Kinh không thể kiểm soát được internet hay text message (nhắn tin) từ điện thoại một cách hoàn toàn. Chính vì thế, để ngăn ngừa một Thiên An Môn thứ 2, Bắc Kinh rồi đây sẽ không ngại ngần xử dụng quân đội và chiến xa tiêu diệt phong trào đúng theo tinh thần của Đăng Tiểu Bình đã từng nói: “Nếu tôi có phải bắn 200,000 sinh viên để cứu Trung Quốc khỏi 100 năm bất ổn, thì cũng phải bắn thôi”.

 

Nếu sự vãn hồi trật tự bằng hành động chém giết như ngôn ngữ của Đặng Tiểu Bình đưa ra, rồi đây trong số hơn 1 tỷ người Tàu sẽ có nhiều và nhiều Tôn Văn nỗi lên chống lại. Do đó, một giả thuyết khác được đặt ra, rằng: phải chăng Hồng Kông ngày nay chỉ là bình phong đánh lạc hướng ra khỏi các vụ thanh trừng nội bộ dưới nhãn hiệu tham nhũng mà Tập Cận Bình đang thanh toán nhau để tranh dành quyền lực? Và nữa chúng ta không thể bỏ quên, đó là sự tranh dành ảnh hưởng của những tay tài phiệt Thượng Hải không muồn thấy một Hồng Kông phát triển và vượt trội cả trên 2 phương diện:

 

- Thị trường tự do (Free Enterprise): Hồng Kông là một trong những hải cảng lớn nhất thế giới. Hàng trăm ngàn các hãng vận tải nằm trên hải cảng nầy, và Hồng Kông còn là đô thị thương mại vào bậc nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm tài chánh hàng đầu. Riêng về chính sách thuế má được cho là thấp nhất. Nhờ đó đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Trên phương diện du lịch Hồng Kông là thành phố thu hút du khách ngang hàng với New York và bỏ xa Thượng Hải.  

 

- Lý do Hồng Kông thu hút được những thuận lợi trên nhờ bởi họ thừa hưởng môt nền tư pháp độc lập, nhà nước pháp quyền do dân bầu lên và được hưởng các quyền tự do căn bản, như quyền phát biểu và tự do báo chí… 

 

Dĩ nhiên ngoài những đơn cử trên, nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” đối với Hồng Kông hôm nay và ngày mai là điều đi ngược lại đề cương của đảng cộng sản Trung Quồc, nên “một quốc gia hai chế độ” đối với Hồng Kông không phải là giải pháp tốt nhất để Bắc Kinh chấp nhận lâu dài. Mặc dầu cuộc cách mạng Ô dù ra đời do bởi khát vọng và lòng tin của con người Hồng Kông thừa hưởng di sản từ người Anh trong suốt chiều dài 47 năm. Và cuộc cách mạng Ô dù còn là xu hướng tất yếu phù hợp với những văn kiện được ký kết giữa Trung Quốc và Anh Quốc trước khi được trao trả. Tuy nhiên, cho dù cuộc cách mạng Ô dù là yếu tô cần thiết nhưng đáp số sau cùng vẫn bị triệt tiêu bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không bao giờ khoan nhượng cho dù dưới mọi hình thức nào, kể cả bạo lực. 

 

Đi tìm một đồng thuận giữa Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) và Tập Cận Bình là điều khó tưởng. Vì đối với Hoàng Chí Phong và người dân Hồng Kong, Bắc Kinh là kẻ xé bỏ hiệp ước và xóa bỏ ranh giới dân chủ. Mặc dầu không gian chính trị của Trung Quốc luôn luôn bắt đầu từ thượng tầng như trăm hoa đua nở của Mao Trạch Đông, cải cách bầu cử của Đặng Tiểu Bình hoặc hứa hẹn tự do bầu cử được ký kết bởi các đại diện chính quyền Trung Quốc. Nhưng tất cả chỉ là ảo, là giai đoạn, còn thực tế lại hoàn toàn khác.

 

Tựu chung, yếu tố Hồng Kông và những manh nha Bắc Kinh chỉ là khởi đầu cho một bắt đầu của cao trào dân chủ mà người dân Hồng Kông và Hoa Lục đang chờ đợi cơ hội để bộc phát, cho dù bạo lực sẽ không tránh khỏi, như lời ông Đặng Tiểu Bình xác quyết. Tuy nhiên, bạo lực theo đinh nghĩa của họ Đặng chỉ có thể giết 200,000 sinh viên chứ không thể giết hết 1 tỷ người dân Trung Quốc. Điều ấy trong tinh thần dân chủ bạo lực không còn là ẩn số mà chính nó là động lực và tâm điểm phát sinh cho mọi cao trào tranh đấu sau nầy./.  

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738025.